MrLuyen-Blogger

THU THUAT BLOG CHAT INTERNET - TAI LIEU HOC TAP ONLINE - DOWNLOAD FREE SOFTWARE - SUU TAM

  • Hỏi đáp vui lòng để địa chỉ mail hoặc yahoo lại nhé !!!!!


http://c1.neweggimages.com/NeweggImage/productimage/20-233-069-03.jpgHy vọng điều này không mới nhưng giúp được cho 1 số bạn muốn có 1 bộ Ram chạy đúng với Speed mà Main & Chip cho phép.

Nhiều người nghĩ rằng nếu CPU có bus  800MHz, thì 2 thanh RAM dual channel 400MHz cắm dual
channel sẽ đạt được 2 x 400MHz = 800MHz, nếu CPU có bus 1066MHz, thì 2 thanh RAM dual  channel 
533MHz được 2 x 533MHz = 1066MHz, sử dụng được tốc độ tối đa bus  1066MHz của CPU. Trong trường hợp 
có RAM 533MHz, nhưng bus CPU 800MHz thì nên dùng 1 thanh RAM 667MHz, vì 2 thanh RAM 533MHz x 2 = 
1066MHz sẽ  dư, vì bus của CPU cũng chỉ chạy được 800MHz... 



 Trích từ Echip

Xin được nói luôn, cách hiểu trên là hoàn toàn sai! Không bao giờ việc tăng gấp dôi tốc độ Bus như vậy cả.

Thứ nhất: Với loại RAM DDR - Double Data Rate (DDR, DDR2, DDR3), ta có thể thấy các con số 400Mhz, 533Mhz, 667Mhz, 800Mhz, 1066Mhz ghi trên sản phẩm.

Gọi là tốc độ Data Tranfer Rate, còn tốc độ Bus thực của nó là Bus Speed = Data Tranfer Rated : 2, như vậy DDR 400 sẽ có Bus Speed = 200, DDR2 800 sẽ có Bus Speed = 400, v.v...

Vấn đề tiếp theo là đối với hệ thống Intel (nhất là dùng chipset Intel), ta luôn có 1 tỉ lệ nhất định giữa bus thực của CPU với bus thực của RAM, gọi là bộ chia (divider).

Trong đó, Bus thực của CPU = tốc độ định danh của nó : hệ số nhân hoặc = FSB : 4 (do công nghệ Quad Data Rate của Intel ta mới có FSB như vậy).

Như vậy chọn RAM thế nào là phù hợp? phải nhìn vào Bus thực của CPURAM cộng với bộ chia tối thiểu để đảm bảo tránh thắt cổ chai. Đó là tỉ lệ CPU:RAM = 1:1 (tức là bus CPU < hoặc = bus RAM).

Do đó, nếu có 1 CPU FSB 800Mhz, ta chọn RAM tối thiểu là DDR 400Mhz (cả 2 cùng có Bus Speed = 200, tỉ lệ là 1:1).

Ngoài ra chọn RAM cao hơn cũng ko hề lãng phí, Chipset có thể chạy đc ở các bộ chia khác như 2:3, 4:5...=> như vậy ta giải quyết vấn đề thứ nhất: chọn RAM với CPU ko phải dựa và cách tính như đoạn trích trên!

Thứ hai: Đó là Dual channel cho ta cái j? Dual channel ko cho ta tốc độ Bus gấp đôi (bạn chỉ có thể tăng Bus khi Overclock!), mà là băng thông (Bandwidth) gấp đôi, nhờ độ rộng của Bus (Bus width) đc mở rộng gấp đôi.

Ta có công thức: Bandwidth = Data Tranfer Rate x Bus Width = Bus Speed x 2 x Bus Width.

Bus của RAM hay CPU .... là tần số họat động của RAM hay CPU (tính theo MHz). Bus hiểu như đường đi của Data từ thành fần này tới thành fần khác. Ở đây là Bus từ CPU tới RAM.

Single Channel là đường chỉ có 1 chiều từ CPU tới RAM, sau đó mới dùng chiều đó chuyển Data từ RAM về lại CPU. Đơn giản như là 1 giây thì Data chạy từ CPU tới RAM, giây kế tiếp lại chạy từ RAM về CPU.

Dual Channel cũng là đường truyền đó nhưng có 2 chiều: 1 chiều từ CPU tới RAM, 1 chiều từ RAM tới CPU. Đơn giản hơn là trong 1 giây Data chạy từ CPU tới RAM và đồng thời 1 Data khác chạy từ RAM tới CPU cũng trong giây đó vẫn ở tốc độ ko đổi của Bus Speed.

Chỉ khác là nó có 2 chiều! Nghĩa là độ rộng của Bus (Bus width) gấp đôi chứ không phải là bus tăng gấp đôi.

Nói rõ thêm 1 chút là ở Single channel, Bus sẽ có độ rộng là 64bits = 8bytes, ở Dual channel 128bits = 16bytes.

Như vậy là Dual channel cho Bus width gấp đôi dẫn đến Band width tăng gấp đôi (theo lí thuyết) còn Bus speed ko đổi, do đó Data Tranfer Rate cũng ko đổi! ...

=> Cách hiểu như trong phần trích dẫn trên là sai! Nếu ai đó không tin thì có thể bật CPUZ, phần memory để xem mục Frequency, đó chính là tốc độ Bus thực của RAM, mà dù chạy Dual hay Single nó vẫn là vậy thôi. ->Read More...

0 Response for the "Tìm hiểu về Dual Chanel Ram Máy Tính"

Đăng nhận xét

Nhận Xét Bằng Tài Khoản Google Nhé