MrLuyen-Blogger

THU THUAT BLOG CHAT INTERNET - TAI LIEU HOC TAP ONLINE - DOWNLOAD FREE SOFTWARE - SUU TAM

  • Hỏi đáp vui lòng để địa chỉ mail hoặc yahoo lại nhé !!!!!


Những thông tin này không những cho biết tính năng, chất lượng, giá trị... của các linh kiện để bạn chọn mua cho phù hợp yêu cầu mà qua đó, nó còn sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức về phần cứng máy tính của mình. 




Khi xem bảng báo giá linh kiện phần cứng của các cửa hàng bán linh kiện máy tính, ngoài các cột giá tiền và thời gian bảo hành, bạn sẽ thấy khá nhiều các thông số về linh kiện đang xen ở trên 2 cột gần nhau. Các thông số này thường thể hiện bằng tiếng Anh và các thuật ngữ trong máy tính. Do vậy, nếu kiến thức về phần cứng máy tính của bạn chưa nhiều thì sẽ khó nhận biết được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ diễn giải một số thông tin cơ bản thường có ở các thiết bị phần cứng máy tính thường dùng.


CPU
Hiện nay, đa số các cửa hàng đều ghi CPU, một số ít dịch ra tiếng Việt là bộ vi xử lý hoặc ghi tắt là BXL. Đầu tiên, xét về nhãn hiệu, trên thị trường Việt Nam chỉ có 2 nhãn hiệu: Intel và AMD, trong đó Intel chiếm đa số. Mỗi nhãn hiệu lại được chia thành nhiều nhóm (hoặc gọi là dòng) sản phẩm. Ở thời điểm hiện tại, Intel có 6 nhóm, gồm: Celeron (loại 1 nhân và 2 nhân), Pentium D (trước đây còn có Pentium II, III, IV), Core2 Duo, Core2 Quad, Xeon, server. Còn AMD chỉ có 3 nhóm: Sempron, Athlon và Quad Core Phenom. Mặc dù được chia làm nhiều nhóm với các tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều có các thông số đặc trưng.


Đầu tiên là tốc độ xử lý của CPU tính bằng GHz (trước đây, ở thời điểm CPU Pentium III còn thịnh hành, tốc độ này nằm ở mức thấp hơn, tính bằng MHz, 1 GHz = 1.000 MHz). Nếu là loại CPU 2 nhân (Core2 Duo hoặc Dual Core), 4 nhân (Core2 Quad, Quad Core Phenom) thì tốc độ xử lý sẽ nhanh gấp 2, 4 lần về thời gian xử lý công việc, còn tốc độ thực của CPU vẫn gọi theo tốc độ của 1 nhân. Chẳng hạn, nếu máy tính dùng CPU Intel Core2 Duo E4600 thì tốc độ của nó vẫn là 2.4 GHz chứ không phải là 4.8 GHz, nhưng bên trong nó có đến 2 nhân, mỗi nhân có thể hiểu nôm na như là 1 CPU độc lập có tốc độ 2.4 GHz, khi xử lý công việc thì cả 2 nhân đều hoạt động nên có thể giảm phân nửa thời gian. Đơn giản, bạn có thể hình dung, mỗi nhân sẽ là 1 người công nhân, nên với cùng một khối lượng công việc mà có đến 2 người công nhân đều tay cùng làm thì thời gian hoàn thành ắt sẽ nhanh hơn. Thông số này ghi kèm với tên CPU, sau model CPU.


Kế tiếp là tốc độ bus tính bằng MHz. Hiện nay, nhóm Celeron có 2 tốc độ bus là 533 MHz và 800 MHz, các nhóm còn lại đã đề cập ở trên có tốc độ bus cao hơn; chẳng hạn, Pentium D có bus 800 MHz, Core2 Duo có bus 800, 1066, 1333 MHz. Tốc độ bus của CPU càng lớn thì thời gian xử lý công việc của nó sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, tốc độ bus của CPU phải nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ bus của mainboard. Thông số này được ghi rõ trên báo giá.


Tiếp đến là socket của CPU. Thông số này thể hiện sự tương thích tất yếu giữa CPU và mainboard. Nghĩa là, nếu CPU và mainboard không cùng socket thì không kết hợp được. Thông số này sẽ được nhà sản xuất CPU thay đổi qua từng giai đoạn và công nghệ, ở thời điểm hiện nay, các nhóm CPU của Intel dùng socket 775, còn CPU của AMD là AM2. Trước đó, CPU Intel có nhiều loại socket khác, như 478, 423, 370... Thông số này thường ghi sau thông số bus, CPU Intel ghi là LGA kèm với số socket; còn AMD ghi rõ chữ socket và loại socket.


Ngoài ra, còn có thông số bộ nhớ đệm cache. Trên bảng báo giá, thông số này không được ghĩ rõ tên, chỉ có dung lượng của nó là 512 KB, 1 MB, 2 MB, 4 MB, 6 MB, 8 MB. Thông số này thường nằm ở vị trí đầu tiên trong cột chứa các chỉ số của CPU.


Mainboard
Đầu tiên là thông số socket. Do hiện nay chỉ có loại mainboard hỗ trợ socket 775 nên một số bảng báo giá ghi socket ngay sau nhãn hiệu mainboard hoặc ghi ngay sau model mainboard (ví dụ: Intel D945 GCPE (775) hoặc mainboard Asus socket 775, hoặc AMD mainboard socket AM2...).


Ở cột diễn giải thông tin, thông số đầu tiên là loại chipset dùng trong mainboard (ví dụ: chip Intel 945GC, chip Intel G31, chip Geforce, chip VIA...), đây là chipset cầu bắc (nằm gần CPU), khi đó chipset cầu nam là loại thường nên không được ghi rõ. Còn nếu thông tin này có thêm dấu gạch chéo (/) ở giữa, mainboard này dùng chipset cầu bắc và cầu nam có tiếng tăm. Chẳng hạn, nếu thấy “chip Intel G33/ICH9”, điều đó cho biết mainboard này dùng loại chíp G33 để làm chipset cầu bắc và dùng chíp ICH9 làm chipset cầu nam. Tương tự, bạn có thể thấy chip Intel 945GC/ICH7, chip Geforce 7050/nForce 610i. Chipset cầu bắc dùng để điều khiển CPU, RAM..., chipset cầu nam điều khiển các khe cắm đĩa cứng, CD/DVD, USB, PCI... Do vậy, nếu mainboard dùng loại chip không có tiếng (hoặc loại chip đời cũ) cho chipset cầu nam thì nhiều khả năng là mainboard này không nhận được đĩa cứng có dung lượng lớn, cỡ vài trăm GB.


Thông số ghi kế tiếp là tốc độ bus của mainboard. Thông số này có thể ghi ở dạng: FSB 800, FSB 1066, FSB 1333..., tức là tốc độ bus mà các mainboard này hỗ trợ là 800 MHz, 1066 MHz, 1333 MHz... Như đã đề cập, khi chọn CPU bạn cần chú ý đến tốc độ bus của CPU và thông số này. Nếu thông số này ghi ở dạng FSB 1066/1333 (OC) thì ngoài tốc độ bus thực 1066 MHz, nó có thể hỗ trợ được tốc độ bus 1333 MHz khi thực hiện ép xung (over clock) CPU bằng cách cắm lại jumper hoặc điều chỉnh trong trình BIOS setup. Đây là tốc độ bus đỉnh điểm mà mainboard có hỗ trợ, do vậy nó hoàn toàn hỗ trợ các tốc độ bus thấp hơn như 800 MHz, 667 MHz, 533 MHz theo tính tương thích ngược. Một số bảng báo giá có ghi rõ các tốc độ này.


Thông số ghi ngay sau tốc độ bus là loại RAM mà mainboard hỗ trợ. Chẳng hạn: “Dual channel DDRAM2 (667)”, nghĩa là mainboard này dùng RAM DDR2 có tốc độ bus tối đa là 667 MHz, có 2 khe cắm RAM để chạy chế độ kênh đôi. Nếu mainboard có số khe cắm RAM nhiều hơn, bạn sẽ thấy “Dual channel 4*DDR2 1066/800/667/533 max 8 GB”, thông tin này cho biết mainboard có 4 khe cắm RAM DDR2 hỗ trợ chế độ kênh đôi, dùng được các loại RAM DDR2 có tốc độ bus 1066 MHz, 800 MHz, 677 MHz, 533 MHz với tổng dung lượng bộ nhớ tối đa là 8 GB, mỗi khe cắm chỉ nhận được tối đa là thanh RAM DDR2 có dung lượng 2 GB.


Các thông số ghi tiếp theo thể hiện các khe cắm card màn hình, PCI, số cổng USB, card mạng, số cổng cắm đĩa cứng... Ví dụ: Nếu bạn thấy “1*PCI Ex16, 3*PCI Ex1, 2*PCI, 8 channel S/Pdif out, gigabit LAN, 1*ATA 133, 4*SATA 3.0 Gb/s, 12*USB 2.0” thì chắc chắn mainboard này có 1 khe cắm card màn hình rời loại PCI Express 16x, 3 khe cắm PCI Express 1x (thường dùng cắm card âm thanh), 2 khe cắm PCI thường (màu trắng), card âm thanh onboard hỗ trợ chuẩn 8.1, card mạng LAN onboard tốc độ 1 Gb/s, 1 ngõ cắm ATA dùng cho đĩa cứng hoặc ổ đĩa DVD giao tiếp ATA, 4 cổng cắm SATA tốc độ 3 Gb/s (thông số này có thể ghi ở dạng khác là 4*SATA 2) dùng cho đĩa cứng hoặc ổ đĩa DVD giao tiếp SATA, và 12 ngõ cắm USB 2.0 (thực ra trên mainboard thường chỉ có sẵn khoảng 4, 6, 8 ngõ cắm USB, số cổng USB còn lại phải cắm dây trên mainboard). Ngoài ra, nếu trong dãy thông số trên, nếu bạn thấy có dòng chữ “VGA onboard” hoặc “VGA GMA 950” là mainboard tích hợp card màn hình onboard, “2*PCI Ex16” hoặc “2*VGA PCI Ex16” là có 2 khe cắm card màn hình PCI Express 16x. Sau dãy thông số này là các thông số phụ cho biết khả năng hỗ trợ mở rộng của mainboard (như cổng cắm IEEE 1394, card mạng không dây...) và các công nghệ mới tích hợp trong mainboard.


Đối với thông số hỗ trợ CPU, có nơi ghi tất cả các tên nhóm CPU mà mainboard hỗ trợ trong phần model mainboard, hoặc ghi ở cuối phần diễn giải thông tin mainboard.

Nguồn: mrbabedog-4vn.eu
->Read More...

0 Response for the "Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC"

Đăng nhận xét

Nhận Xét Bằng Tài Khoản Google Nhé